Thống kê truy cập
Truy cập trong ngày: 1184
Truy cập trong tuần: 6623
Tổng số lượt truy cập: 5770932
Cuộc thi “ Dự án Kinh tế cộng đồng 2012”: Vì một môi trường sống bình đẳng, thân thiện !
(ictdanang) – Khuôn viên cơ sở Phan Thanh – Nguyễn Văn Linh , Đại học Duy Tân sôi động hẳn lên và cũng trở nên chật chội hơn khi 15 gian hàng tấp nập khách tham quan. Đặc biệt, các Thầy, Cô trong Ban Giám khảo luôn là những vị khách dừng lại khá lâu để hỏi và lắng nghe phần trả lời từ các đội.
Cuộc thi dự án Kinh tế cộng đồng do Đại học Duy Tân khởi xướng và tổ chức năm nay có nét mới: Mỗi đội tự bài trí một gian hàng để thông qua đó biểu đạt trọn vẹn ý tưởng dự án của mình.
Bạn Nguyễn Thế Quỳnh Nhi - thay mặt nhóm dự án Caring Women - giới thiệu các mô hình đào tạo hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho người nhặt rác, phế liệu. - ảnh: T.Ngọc |
Ban giám khảo chúng tôi thông qua các gian hàng, dễ có cái nhìn tổng thể cũng như có sự so sánh giữa các đội ; chúng tôi cũng dễ dàng hỏi, trao đổi và nghe các em thuyết minh đầy đủ hơn dự án của mình. Nhờ đó việc chấm điểm cũng trở nên khách quan hơn, chính xác hơn – thầy Nguyễn Công Minh, Phó khoa đào tạo Quốc tế, thành viên Ban Tổ chức và Ban Giám khảo giải thích thêm.
Thầy Andrew Loh Yee Boon (đến từ ĐH Bách khoa Singapo) – thành viên Ban Giám khảo – nghe các thành viên trong một nhóm dự án trình bày ý tưởng - ảnh: T.Ngọc 45 đội/nhóm cùng 45 dự án/kế hoạch đã khẳng định tính hấp dẫn và cần thiết của cuộc thi
Được phát động từ ngày 29/3/2012 kéo dài đến 23/04/2012 dành cho đối tượng là sinh viên ngành Quản trị, Kế toán, Du lịch, Đào tạo Quốc tế, Ngoại ngữ, Môi trường và Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Duy Tân ; cùng các sinh viên cùng ngành ở các ĐH, CĐ khác trên địa bàn Đà Nẵng, cuộc thi năm nay thật “bất ngờ” khi nhận được sự tham gia quá nhiệt tình của 45 đội tham dự (gồm 160 SV ĐH Duy Tân và 58 SV các trường ĐH khác). Sau vòng sơ loại, 23 đội với 23 dự án bước vào vòng sơ khảo. Và 15 đội với 15 dự án đã có mặt ở vòng chung khảo.
Rất bài bản trong quảng bá thương hiệu, gây sự chú ý đối với khách tham quan. - ảnh:T.Ngọc
|
Điều làm chúng tôi khá bất ngờ, đó là các dự án vào vòng chung khảo năm nay thể hiện rất cao tính khả thi. Các em bắt nhịp những đòi hỏi của hoạt động kinh tế thời hội nhập cũng khá nhạy. Đó là hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vì sao chưa thể vươn xa , vì sao chưa đến được với du khách quốc tế ? . Rồi những vấn đề thời sự, thực phẩm chưa an toàn, vậy người tiêu dùng có sự lựa chọn gì cho an toàn ? tự trồng rau sạch , sử dụng các chế phẩm mang đến sự an toàn - thầy Nguyễn Công Minh, Phó khoa đào tạo Quốc tế, thành viên Ban Giám khảo chia sẻ.
Tại gian hàng Caring Women, bạn Nguyễn Thế Quỳnh Nhi - thay mặt cho nhóm ban đến từ Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng) cho hay, trong lúc đi tìm ý tưởng cho đề tài, các bạn đã chạnh lòng khi chứng kiến hình ảnh nhiều phụ nữ mưu sinh bằng nghề thu nhặt phế liệu từ các thùng rác. Sau đó, các bạn quyết định đến tìm hiểu thực tế tại bãi rác Khánh Sơn…
Tham dự cuộc thi, các bạn SV có cơ hội trao dồi thêm vốn tiếng Anh. Trong ảnh: Thầy Tony Lampkin (nguyên là chuyên gia cao cấp IBM) hỏi thêm tính khả thi của dự án. -ảnh:T.Ngọc |
Nơi đây các bạn bàng hoàng bởi không chỉ một mà cả trăm người phụ nữ nhặt rác, phân loại rác để bán lại.
Các chị, các cô phải chịu ô nhiễm và những nguy hiểm khác của nghề để kiếm sống qua ngày.
Tuy nhiên, chúng em đã tìm hiểu và được biết, sắp đến, các cô các chị sẽ không còn điều kiện để tiếp tục công việc này. Một dây chuyền hiện đại phân loại rác và xử lý theo quy trình sẽ đi vào hoạt động trong tương lai gần – Quỳnh Nhi cho biết.
Vậy là ý tưởng đào tạo nghề, giúp các cô các chị đã, đang hành nghề nhặt rác được đổi nghề nhen nhóm lên trong suy nghĩ của Nhi và các bạn.
Caring Women sẽ thực hiện đào tạo bằng các hình thức thích hợp nhất, chi phí thấp nhât và gần như là miễn phí, để những phụ nữ, do hoàn cảnh, không có trình độ văn hóa/chuyên môn; cũng không có vốn, sẽ được học kỹ năng, học nghề và trở thành những người giúp việc gia đình, người làm dịch vụ chăm sóc bệnh theo nhu cầu….
Cuộc thi “ Dự án KINH TẾ CỘNG ĐỒNG trước hết nhằm phổ biến và quảng bá phương pháp dạy và học theo dự án và phong trào vì cộng đồng của trường Đại học Duy Tân. Tham gia cuộc thi, mỗi đội có tối thiểu 3 hoặc tối đa là 6 thành viên. Các bước tìm kiếm, phát hiện, phác thảo đề cương đến xây dựng và hoàn thiện dự án/kế hoạch kinh doanh (bằng tiếng Anh theo mẫu bắt buộc) đã thực tế hóa hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên ; tạo điều kiện cho sinh viên các trường ĐH-CĐ trên địa bàn Đà Nẵng có cơ hội học hỏi từ thực tế những kỹ năng cần thiết để khởi sự doanh nghiệp. Ban giám khảo sẽ chấm điểm dựa vào các tiêu chí: tầm quan trọng của nhu cầu xã hội đang được đề cập; lợi ích lâu dài của dự án; khả năng triển khai dự án thành công; tính khả thi và bền vững về tài chính của dự án. Đội thắng giải ở Đà Nẵng sẽ được tham dự vòng chung kết cùng các đội sinh viên của Đại học Singapore Polytechnic, Đại học Burapha tại Singapore với kinh phí ăn ở và đi lại do Đại học Duy Tân đài thọ. |
Thầy Nguyễn Công Minh thăm gian hàng phổ biến các phương thức trồng rau sạch và canh tác thủy sinh. -ảnh : T.Ngọc
|
Ở cuộc thi năm nay, các nhóm dự án về môi trường (tái chế chất thải , tận dụng loại vải nhựa để in băng-rôn, biểu ngữ, áp-phích làm giỏ xách) hay quan tâm đến những đối tượng thiệt thòi (các chị hành nghể nhặt rác , các bạn trẻ tự kỷ) đã thu hút sự quan tâm từ phía Ban Giám khảo cũng như khách tham quan. Bởi đây chính là những dự án thể hiện sinh động và sâu sắc sự quan tâm, hướng tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của cộng đồng.
Điều thú vị và đáng trân trọng, đây là góc nhìn đầy nhân văn của các bạn trẻ - thầy Đặng Ngọc Trung, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh – Đại học Duy Tân thay mặt Ban Tổ chức cho biết cảm nghĩ của mình khi đến tham quan các gian hàng.
Trần Ngọc thực hiện
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: